nyclovers' blog · Review · US/UK Series

[Review] Sherlock BBC, Part 1: “Màn mở đầu thần sầu”

Review for Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Nguyệt Hạ (a.k.a Fidelio Đú)

Part 1:

Màn mở đầu thần sầu

Cuộc chạm trán của Watson gai góc và Holmes vô duyên

Cái tài của Steven Moffat và Mark Gatiss

.

.

.

Thiệt sự thì mình cũng hổng có tính còng lưng ra mà viết cái bài lảm sờ nhảm này đâu, nhưng do hôm nay là Valentine, relationship status thật sự của mình là single nên đâm ra nhàn cư vi bất thiện quá đỗi. Thê thảm hơn là mình đang ở nhà một mình, không có gì mới lạ để giải trí, vân vân và mây mây. Cộng vào đó là sau khi lang thang (đọc và publish) trên fanfiction.net và wordpress cái mớ drabble/fluff vừa viết nhân ngày bị thế giới hắt hủi thì máu đú của mình cũng đã tràn khỏi đầu. Với những lý do hợp lý trên, mình quyết định mở file word và viết review về series Sherlock của đài BBC mà có người đã “tử tế” (do bị cưỡng ép và khủng bố tinh thần) down dùm =)).

Trước khi bước vào review cụ thể thì mình cũng nói luôn do là thần kinh mình vốn đã không ổn định, nay thêm xúc tác trai đẹp trong film nữa nên bài viết này không phải là review chính thống đâu nhé. Rất có thể ngôn ngữ sẽ không-đứng-đắn cũng như những cảm-nhân-thất-thường sẽ tràn lan ra cả đấy (ối giời ơi!).

Mình đến với series này hoàn toàn ngẫu nhiên. Mình cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ chết mê chết mệt ba tập film dài 90 phút mỗi tập của Mark Gatiss và Stephen Moffat đến như vậy. Chỉ bằng một thao tác đơn giản trên máy tính là copy và paste, mình có đủ season 1 của Sherlock. Khi bật lên, mình cứ hy vọng sẽ thấy một London ở thế kỷ 18, 19 gì đấy với xe ngựa chạy ngược xuôi đường phố, thấy những cô nàng quý tộc áo váy rườm rà và giọng nói cao đến tận đâu đâu, thấy những con hẻm dơ dáy của London, hay quan trọng hơn thảy là thấy căn hộ 221B Baker Street cũ kỹ. Nhưng rồi khi ấn play thì trời ạ, cảnh đầu tiên là súng ống đùng đùng đoàng đoàng, bắn tan nát mọi ảo tưởng của một thiếu nữ mơ mộng vềLondonthời xa xưa.

“Cái gì thế này?!” Chưa kịp xem tiếp thì não đã phản đối. Holmes mà súng ống thế này à? Nhảm nhí thật! Nhưng vì tình yêu với Holmes, mình đã cố và gắng xem tiếp sau màn mở đầu… cha chả là chán của film. Ơ rồi cái gì thế kia?! Ai mà “man-lỳ” thế này?! (Đùa chút).Namdiễn viên đầu tiên xuất hiện là Martin Freeman, là bác sĩ John Hemish Watson đấy. Tới đây mình cứ nghĩ súng ống thế là đủ, vậy mà bác Watson lại lôi ra cái… laptop. Trời đất ơi, vậy ra bối cảnh là hiện đại à? Cái gì thế này? BBC làm gì với Holmes của bác Doyle thế này?

Và rồi thì mình phải thay đổi suy nghĩ, dẹp bỏ ngay cái stereotype không căn cứ, vô lý của bản thân sang một bên. Phải nói là trước giờ film thu hút mình có hai loại: film có diễn viên tốt hoặc film có biên kịch hay. Đến lúc này thì mình đã bị biên kịch của film thu hút rồi. John Watson và bác sĩ tâm lý đã có cuộc đối thoại vô cùng thành công.

‘How’s your blog going?’

‘Yeah, good… *cough* Very good.’

‘You haven’t written a word, haven’t you.’

‘You just wrote still have trust issue.’

‘And you read my writing upside down.’

Ơi trời ơi, kiểu đối thoại gì thế này. Thú thực là chỉ với vài dòng trên mình đã yêu hai bác biên kịch rồi đó nha! Tất nhiên là diễn xuất của diễn viên thì quan trọng rồi nhưng thực sự ở đây chỉ với vài câu thoại đơn giản, một phần chân chung của bác sĩ Watson đã được dựng lên vô cùng độc đáo. Nếu nguyên bản “Sherlock Holmes” của bác Doyle, Watson vào vai người dẫn truyện, một nhân vật vô cùng bình thường, nếu không muốn nói là khá nhàm nếu như không có sự xuất hiện của Holmes bên cạnh. Cũng phải, vì truyện tập trung chủ yếu vào nhân vật Holmes, Watson chỉ đơn thuần là người dẫn dắt người đọc vào cuộc phiêu lưu của vị thám tử tài năng. Nhưng trong series thì khác, Watson được ‘chăm sóc’ kỹ hơn. John phải đi bác sĩ tâm lý, chứng tỏ bác sĩ có uẩn khúc gì đó trong tâm hồn. Watson trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn và đa chiều hơn khi kết thúc cuộc đối thoại của mình bằng câu trả lời lạnh lùng:

Nothing happens to me.’

'Nothing happens to me' - John H Watson

*Nhún vai*, một mồi nhử vô cùng hấp dẫn của các nhà làm film. Chuyện gì đã, đang và sẽ xảy ra với nhân vật này? Thật sự lúc ấy mình quên luôn cả Sherlock Holmes đấy chứ! Bác sĩ Watson quá thu hút rồi, chưa kể đến diễn xuất của Martin Freeman thì quá tuyệt, không cần bàn cãi, khi thể hiện người cựu chiến sĩ – bác sĩ vào sinh ra tử ở Afghanistan lạ lẫm trước London có vẻ như quá đỗi yên bình.

Nhưng London có thật sự yên bình hay không? Watson có thích ứng được với cuộc sống bình thường được hay không? Well, câu trả lời nằm trọn ở trong 87 phút phim còn lại. Chỉ với ba phút ngắn ngủi, hoàn cảnh và một phần tính cách nhân vật đã được khắc hoạ, mình dễ dàng đi đến kết luận: Đây là một series vô cùng đáng xem. Lời thoại, nhân vật, diễn vân và diễn xuất, tất cả đều rất tuyệt vời. Chưa kể là giọng Anh thì luôn làm các cô gái chết lên chết xuống. =))

Tiếp đến là những cảnh quay dẫn người đọc vào vụ án. Thôi, mấy cái đó không quan trọng. Vấn đề ở đây là sự xuất hiện hoành tá tràng của Holmes kìa. =)) Thật đấy chứ, ai đời lại trong buổi conference của người ta lại đi nhắn tin tung hoả mù (mà nhân gian gọi là quăng bom) thế kia =)) Bác Lestrade sau khi bị nhân vật bí ẩn tạt ba gáo nước lạnh với ba chữ ‘Wrong’ vào mặt thì đã nhận được tin nhắn vô-cùng-ngắn-gọn nhưng lại chưa đầy mệnh lệnh của nhân vật quấy nhiễu đáng ghét kia:

'You know where to find me. SH'

(phải nói là cái cách bác thở dài ngao ngán trước tin nhắn thân ái ấy khiến mình cười toe toét đấy!)

Đấy, chỉ nhìn hai chữ cái SH kia là biết ai xuất hiện rồi! Bác Holmes nhà mình chứ ai nữa trời ạ. Được đấy, thời đại công nghệ thông tin thế này, bác Holmes lại chả phải người có đầu óc bình thường gì nên việc bác ấy quậy thế kia bỗng dưng trở thành… dễ chấp nhận quá đỗi. Đến lúc ấy vẫn còn ngoan ngoãn, thỏ non gọi Holmes là bác đấy ạ :)).

Và rồi Sherlock Holmes cũng xuất hiện. Lúc này thì cảm xúc lẫn sờ lộn hết trơn hết trọi rồi nhé. Cái gì thế này? Trẻ vậy à? Đùa nhau à? Hình tượng nhân vật Holmes và hoá trang của Benedict Cumberbatch làm mình chán quá xá. Ngoại trừ giọng Anh trầm trầm đầy quyến rũ thì thú thật mình hoàn toàn “oải” Sherlock Holmes của BBC rồi đấy nhé. Nhưng rồi anh ấy trở nên… BỆNH gì đâu =)) khi làm mặt tỉnh rụi, lơ đẹp toàn tập những lời ‘lèm bèm’ của cô nàng Molly, lạnh lùng nói:

‘Fine. We start with the riding crop.’

‘Fine. We start with the riding crop.’ – Sherlock Holmes

Sau đó thì anh nở nụ cười không thể đơ hơn được nữa =)). Và tiếp đến là cảnh quay anh ấy dùng roi ngựa đánh điên đánh cuồng như đang thù hận ai trước ống kính. Thế này thì có thể đòi hỏi hơn được gì ở biên kịch đây? Nhân vật xuất hiện không quá hoành tráng nhưng lại vô cùng… bệnh hoạn và đương nhiên là không thể không có khoản ấn tượng. Trở về với vấn đề stereotype, đến lúc này mình lại ngậm ngùi gỡ bỏ cái suy nghĩ cứng nhắc trong não của bản thân rằng Holmes đã… già, lạnh lùng, từ tốn và sở hữu trí thông minh kinh khủng. Benedict Cumberbatch đã thành công khi tái hiện một Holmes của thế kỷ 21 năng động hơn, có phần gai góc hơn và chắc chắn là 100% BỆNH hơn so với nguyên bản của bác Doyle.

Ấn tượng thứ hai của anh chàng Holmes ‘trẻ’ này là gì? Thật sự thì một ấn tượng cũ, một ấn tượng mới. Khi Molly lấy hết lòng can đảm để mở lời mời Holmes đi uống café thì anh ta đánh trống lảng một cách quá điêu luyện. Cái cách anh ta nhận xét về sự thay đổi của Molly quá điêu ngoa, quá sát gái =)))))))))). Chị Molly đã bị hạ gục toàn tập khi anh khen cô và quên bẵng việc mời café anh chàng. Để rồi sau đó anh ta bộc lộ rõ bản chất quen thuộc là lờ-đẹp-chị-em-phụ-nữ và một tính cách khác mà mình không thể tìm từ ngữ nào thích hợp hơn ngoài hai từ: Vô duyên =))))).

‘Coffee. Back. Two sugars. I’ll be upstair.’ (và bỏ đi thẳng.)

Vừa mới để-ý đến sự thay đổi của Molly mà anh đã quay ngoắt thái độ từ quan tâm (giả tạo), sát gái (điêu luyện) thành sai bảo người khác không thương tiếc. Tóm lại, đây là kiểu mẫu các cô gái nên tránh xa như tránh dịch bệnh đi, vì anh ta không quan tâm tới cô đâu, anh ta chỉ quan tâm đến cái lợi của cô mang lại cho anh ta thôi.

Từ đấy cho thấy, BBC đã ‘thêm’ quá đà mắm muối cho anh Holmes rồi. Nhưng quá ‘quá đà’ này không làm cho seires trở nên quá khiên cưỡng. Nó cũng không làm cho người xem, phần lớn nhà những fan của Holmes do bác Doyle tạo nên, cảm thấy quá phản cảm hay cảm nhận rằng biên kịch đang cô gắng qua mặt Doyle. Không, ‘mắm muối’ của Steven và Mark thêm vào đều là những gia vị được tuyển lựa vô cùng kỹ lưỡng. Họ đã đồng sáng tạo nên một Sherlock Holmes độc nhất vô nhị, một Sherlock Holmes vô cùng cuốn hút và một Sherlock Holmes hài hước đến dáng yêu. Nếu như Holmes trong truyện là một người lạnh lùng, đứng đắn, trưởng thành thì Holmes của BBC lại là một đứa trẻ ngang ngược, không biết gì về thế giới xung quanh, là một tên thám tử cố vấn với vô số sợi dây thần kinh bị lỗi dẫn đến đơ đơ và bệnh không ngôn từ nào có thể diễn tả cho hết.

Và tiếp theo là cuộc chạm mặt ‘ăn tiền’ của hai nhân vật chính. Có thể nói thành công của bộ film có hay không là ở cảnh quay này. Nếu hai bạn diễn không phối hợp ăn ý với nhau thì mọi công sức xây dựng nhân vật Holmes hay Watson của bác Steven và bác Mark coi như đi tong. Và quả nhiên là hai bác không làm mình thất vọng. Đây là một trong những cảnh ‘original’ nhất film. Mọi câu thoại, thái độ đều được viết dựa theo tác phẩm. Nhưng tuyệt vời ở đây là diện xuất của Martin Freeman và Benedict Cumberbatch quá ăn ý với nhau, người tung kẻ hứng vô cùng điêu luyện khiến cho khán giả không khỏi buồn cười.

Bạn không nghĩ vậy? Thế thì bằng chứng đây: Bác sĩ Watson lạnh lùng, khổ sở vật lộn với cuộc sống mới ở London dường như biến mất tạm thời, thay vào đó là một Watson… ngu ngơ toàn tập trước sự ‘bắt nạn’ của anh chàng Sherlock Holmes khi anh ta quăng bơ vào Watson trước những câu hỏi đầy nghi hoặc cũng như tò mò về khả năng ‘chém gió’ trúng đích 100% của Holmes. Watson thì mặt đực ra đấy, còn Holmes thì vẫn cứ đơ đơ vô duyên như lúc mới xuất hiện khiến người xem không khỏi thích thú. Đoạn hội thoại ở đây phải nói là quá tuyệt vời. Người hỏi mặc người hỏi, người trả lời mặc người trả lời.

‘How did you know aboutAfghanistan?’

‘Got my eye on a nice little place in centralLondon. Together we ought to be able to afford it. We’ll meet there, tomorrow evening, 7 o’clock.’

Sherlock Holmes lại một lần nữa bộc lộ sự lạnh lùng đến chạm ngưỡng thờ ơ, vô cảm của mình trước thế giới xung quanh. Còn Watson và người xem lại được dịp há hốc vì sự vô duyên lẫn sắc sảo của anh chàng.

Nhưng nhân vật là nhân vật, họ cần có một tính cách vô cùng thống nhất. Đến lúc Holmes bỏ đi lạnh lùng mặc do Watson vận mắt chữ A miệng chữ O phải gõi giật anh lại. Watson, người đang có ‘trust issue’ lại xuất hiện.

‘Is that it?’

‘Is that what?’

‘We’ve just met and we’re looking for a flat.

‘Problem?’

‘We don’t know a thing about each other. I don’t know where we’re meeting. I don’t even know your name.’

Vậy đấy, Martin diễn quá hay ở trong đoạn này đi. Cái cách anh kìm nén sự khó chịu đến bực bội của mình trước Holmes lẫn cái cách anh lấy làm thú vị trước người rất có thể là bạn cùng thuê nhà của mình. Anh ta chưa tin tưởng Holmes, nhưng lại lấy làm thú vị. Trong lời thoại của Watson không có bất cứ dấu hiệu của sự từ chối việc phải share nhà với Sherlock Holmes. Thậm chí vị bác sĩ của chúng ta còn cài ngầm câu hỏi về nơi gặp mặt ở đâu nữa kìa!

‘We don’t know a thing about each other' - JW
'I don’t even know your name.' - JW

Lý do tiếp theo để nói cuộc chạm mặt này ‘ăn tiền’ chính là ở chỗ Holmes quay lại tiếp chuyện Watson. Không giống như với Molly, mình dám cá sau câu ra lệnh của Holmes dù cô ấy có nói cái gì đi nữa thì anh ta cũng không nghe đâu. Nhưng John chỉ cần nói ba từ mà anh đã quay lại. Đây chính là lúc sợi dây ràng buộc giữ hai nhân vật chính chính thức được thắt lại. Tại sao Holmes lại bỏ đi thẳng sau khi đề nghị share nhà? Tại sao anh ta lại không nói địa điểm gặp mặt cho Watson? Có lẽ Holmes chờ đợi phản ứng từ vị bác sĩ – chiến sĩ ấy. Cái cách anh “đọc vị” một người vừa mới chạm mặt hẳn sẽ khiến cho người khác cảm thấy khó chịu. Holmes biết điều đó nhưng anh ta vẫn cứ làm, vì đó là con người của anh ta. Nhưng Holmes lường trước được phản ứng của người đối diện nên chẳng có lý do gì anh ta cho Watson biết chi tiết quá về việc share căn hộ, thậm chí là bỏ đi thẳng cứ như là cuộc đối thoại vừa rồi không diễn ra hoặc lời mời trước đó cũng chỉ là mời ‘lơi’. Ấy vậy mà khi John vừa đặt câu hỏi, chàng thám tử đã quay hẳn vào phòng, ung dung nói chuyện như anh ta chả vội vàng gì. Lúc đấy là lúc mối quan hệ của Holmes và Watson chính thức được thiết lập.

Vậy là chỉ với 12 phút ngắn ngủi trong 90 phút của tập film ‘The Study in Pink’ đã khiến cho người xem vô cùng thích thú trước bối cảnh, nhân vật mà hai bác Steve và Mark đã nhọc công tạo nên. Thành công của một bộ phim thứ nhất là ở nội dung, thứ hai là ở biên kịch, thứ ba là diễn viên (và nhiều thứ hầm bà lằng khác sẽ được đề cập sau.). Vấn đề thứ nhất thì không cần bàn cãi. Tựa film nói lên tất cả. Không ít film lấy đề tài là vị thám tử tài ba này, nhưng rất ít film đủ táo bạo để bóp béo anh ta không thương tiếc như Sherlock của BBC, hay nói cách khác là như bác Steven Moffat và Mark Gatiss. Nhân tố thứ hai có thể nói là nhân tố lớn nhất để bộ film thành công. Từng câu thoại của nhân vật không thừa, không thiếu. Đôi lúc lại cảm thấy chúng quá ngắn để sau đó được lấp đầy bằng những câu thoại quá dài, tạo ra một cảm giác đủ trước màn hình. Nhưng ‘đủ’ không đồng nghĩa với ‘hài lòng’. Biên kịch đã xuất sắc xây dựng nên tình tiết lẫn tính cách nhân vật rất táo bạo và độc đáo, khiến người xem lúc nào cũng muốn xem tiếp, xem thêm. Vấn đề thứ ba thì khỏi bàn cãi rồi, Benedict Cumberbatch và Martin Freeman diễn xuất quá ăn ý, diễn xuất quá tuyệt vời. Nếu ai biết Benedict trước đó với bộ film Hawking (sản xuất năm 2004) thì chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua film này để chứng kiến sự thay đổi trong diễn xuất rất tinh vi của anh. Martin thì mình không đưa ra quan điểm được, vì mình không xem nhiều film của anh. Nhưng có thể nói rằng, qua “Love Actually” thì anh cũng là một diễn viên triển vọng.

Phew, review film không dễ, nhất là với film nhiều hàm ý như Sherlock. Người viết tốn khá nhiều chất xám đó nha. Mời các bạn đón chờ Part 2 với tên gọi (tạm thời):

.

.

.

Khoảng cách giữa người thường và kẻ điên

Các cảnh quay giữa Watson ngu ngơ và Holmes biến thái

Sự mỉa mai thâm thuý và những đoạn đối thoại kinh-dị-điển-hình

.

.

.

14th February 2012

Nguyệt Hạ

11 thoughts on “[Review] Sherlock BBC, Part 1: “Màn mở đầu thần sầu”

  1. ứ hiểu mấy câu thoại =w= dịch thì dễ nhưng chắc văn phong ko đúng hay làm sao đó nên chả hiểu :((((((

    1. Đa phần câu thoại đỉnh trong film không có gì khó hiểu lắm đâu :-?
      Nếu cô muốn hiểu tường tận thì kiếm film và sub việt đi :) có 1 số sub dịch còn khá thô nhưng chất lượng chung thì cực ok luôn ^^

  2. thanks ss về cái review hì..đọc rất hay nha :).. em cũng thích film này lắm… em xem fim toàn xem sub tiềng anh nên cũng có đôi chút mù mờ về nghĩa, hix.. mà cái độ bệnh hoạn [biến thái] của SH thì thôi rồi…. Tạo hình Waston trong fim em cũng thích lắm,…”man lì” hơn rất nhìu lần..Wả thật cả 2 em đầu thích hết [kàkà]… rất mong sẽ sớm coi đc review 2 của SH :x.. Thanks ss nhìu!

    1. Hehe, cảm ơn em nhiều ^^
      Thiệt sự là có sub coi là một sự hạnh phúc :))
      Ss coi không sub, mãi về sau mới mò sub để xem lại, mà mấy anh nói giọng nghe khó kinh dị luôn ah~
      Filmnày ss thích vì sự thay đổi bất ngờ của NV, cốt truyện nữa :”) Rất sáng tạo và cuốn hút :D :D :D Watson nhìn thích hơn Watson của Jude Law :”> Còn SH của Benedict và Robert thì ngang ngửa :X :X :X
      Review 2 ss xong rồi, đang hiệu chỉnh :”> Chắc chiều nay là publish thôi =))
      >:D<

  3. đang tìm cái sub eng vì ( theo như bài review ) khả năng theo được tốc độ pháo nã của a Holmes là impossible vs tôi :”>:”>:”>

    1. Cảm ơn bạn xxx Dạo này mình cũng khá bận nên cả vài tháng rồi không thèm update part 4 :)))))))))))))))))))) Chắc cố gắng làm cho lẹ không quên hết hahahaha

Leave a reply to Nguyệt Hạ Cancel reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.